Thuật phóng Súng

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia.
Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác.

Trong lịch sử, thuật phóng trong được xây dựng qua ba giai đoạn, theo khả năng tính toán tăng lên, người ta tăng khối lượng tính. Ban đầu, các nhà bác học coi tốc độ cháy của thuốc phóng là nhanh tức thời, khí cháy không có tỷ khối, áp suất trong nòng luôn đồng đều. Điều này có thể mô tả gần đúng những súng yếu thời cổ nhồi thuốc nổ đen, chỉ cần tính toán đơn giản. Tiếp theo, đầu thế kỷ XX, người ta đã biết cắt lớp khối khí thuốc và mô tả dược tốc độ cháy, điều này chứng minh được áp suất và tốc độ khí thuốc không đồng đều trong nòng, đặc biệt quan trọng khi lượng thuốc nhồi tăng, lớn gấp nhiều lần khối lượng đầu đạn. Mức thuật phóng này cũng đã mô tả được gần đúng ống phóng không giật và cho ra đời các súng chống tăng phản lực như B41, ĐKZ, mô tả được biến đổi áp suất và tốc độ khí thuốc không đồng đều ở các đoạn khác nhau trong nòng. Ban đầu, thuật phóng được mô tả thành các bài toán song song, cho hàng nhiều người tính thủ công một lúc, người Nga có nhưng đơn vị tính toán lớn. Giai đoạn 3, hiện nay chạy được trên máy tính, băm nhỏ khí thuốc ra thành những phần tử nhỏ. Điều này mô tả được các hiện tượng cuộn, thắt dòng và những hiện tượng khác liên quan đến áp suất và tốc độ không đồng đều trên mặt cắt nòng, chứng minh được ảnh hưởng của kết cấu buồng nổ, đưa ra những phương án nòng hay ống phóng ưu việt nhất. (Đoạn mang tính chất tham khảo)

Hiện nay (2016), khoa học về súng, pháo tại Việt Nam đã gần như hoàn thiện, các bộ môn đã nghiên cứu khá toàn diện các vấn đề vũ khí nói chung và súng pháo nói riêng. Hoàn toàn có thể tính toán thiết kế các loại súng khác nhau, tuy nhiên do hạn chế về công nghệ luyện kim nên việc sản xuất chế tạo còn nhiều hạn chế.

Trong lịch sử, ngoài việc Hồ Nguyên Trừng làm rạng danh đại bác Việt Nam thì năm 1947, ông Trần Đại Nghĩa cũng chế dược bazooka kiểu 1944 Mỹ, góp phần quan trọng vào chiến công thắng Pháp. Trong Khởi nghĩa Hương Khê cuối thế kỷ XIX, lãnh tụ Cao Thắng cũng chế được súng trường kiểu Pháp, tuy nhiên chưa có khương tuyến (rãnh xoắn).